Chính phủ Mỹ đã công bố bán 3 hệ thống phòng không NASAMS cho Đài Loan với giá trị 1,16 tỷ USD. NASAMS có nguồn gốc từ phiên bản cải tiến của hệ thống tên lửa Hawk do Na Uy phát triển, được gọi là NOAH (Norwegian Adapted Hawk).
Vào những năm 1980, Na Uy đã đưa vào sử dụng hệ thống Hawk như một biện pháp phòng thủ cố định cho sân bay và các cơ sở quan trọng. Tuy nhiên, do địa hình Na Uy gồ ghề và phức tạp,vì vậy, Na Uy đã phát triển một "Trung tâm Phân phối Hỏa lực" (FDC - Fire Distribution Center) nhẹ và có tính cơ động cao, dựa trên nền tảng máy tính số mới nổi lúc bấy giờ, kết hợp với radar mảng pha TPS-36 3D (thay thế radar dò tìm 2D trước đó) để tạo thành "Hệ thống Radar và Kiểm soát Mục tiêu" (ARCS - Acquisition Radar and Control System).
Mỗi đơn vị tên lửa Hawk được chia thành ba đơn vị bắn mỗi đơn vị có một radar chiếu sóng liên tục HPIR và ba bệ phóng, cộng thêm một hệ thống ARCS (bao gồm FDC và radar 3D), hình thành một đơn vị phòng không độc lập. Nhờ chức năng đo độ cao 3D tích hợp của radar TPQ-36A, radar chiếu không cần quét dọc để ngắm mục tiêu, giúp rút ngắn thời gian phản ứng khi chiến đấu.
Việc "chia ba" các đơn vị tên lửa Hawk giúp chúng dễ dàng "bổ sung" cho nhau trong địa hình phức tạp để bao phủ một sân bay lớn.
Na Uy tuyên bố rằng FDC là hệ thống phòng không cơ động đầu tiên áp dụng kiến trúc mạng , trong đó 3–4 xe FDC có thể trao đổi dữ liệu radar qua mạng không dây, giúp tích hợp hình ảnh radar thành một "bức tranh chiến sự duy nhất," loại bỏ trở ngại địa hình trên màn hình radar. FDC cũng có thể chỉ huy các pháo phòng không 40mm và tên lửa phòng không tầm ngắn RBS-70 gần đó, tạo thành một mạng phòng không tích hợp nhỏ xung quanh căn cứ. Ngoài ra, mỗi radar chiếu được trang bị thêm thiết bị theo dõi hồng ngoại để tăng khả năng đối phó với tác chiến điện tử.
Năm 1988, Na Uy và công ty Hughes (nhà phát triển AMRAAM, sau này được Raytheon mua lại) đã nghiên cứu tích hợp tên lửa AMRAAM vào FDC của hệ thống Hawk. Do tên lửa AMRAAM đã có khả năng dò tìm tầm thấp tốt và không cần radar chiếu, chỉ cần radar 3D để dẫn đường trong giai đoạn giữa, phạm vi chiến đấu được mở rộng. Hệ thống mới được đặt tên là NASAMS (Norwegian Advanced Surface-to-Air Missile System), sau đó từ "Norwegian" được đổi thành "National" để thuận tiện cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, khi phóng từ mặt đất, tầm bắn của AMRAAM giảm xuống còn 25 km chỉ bằng 60% so với Hawk. Do đó, NASAMS sử dụng liên kết dữ liệu không dây để các bệ phóng có thể đặt cách xa radar tới 25 km, cho phép triển khai phân tán nhằm mở rộng phạm vi bao phủ hỏa lực hàng chục km vuông. Ngoài ra, do không cần chiếu liên tục , một FDC cùng radar 3D có thể dẫn đường cho 54 tên lửa trên không cùng lúc, tấn công 60 mục tiêu trong phạm vi 360 độ (hiện đã nâng cấp lên 72 mục tiêu). Kết hợp với độ chính xác cao của AMRAAM, hệ thống có thể tiêu diệt trực tiếp các tên lửa hành trình hoặc tên lửa phóng từ trên không của đối phương từ xa, giúp chống lại các cuộc tấn công bầy đàn của địch. Vì vậy, Na Uy không chỉ sử dụng NASAMS để thay thế hệ thống Hawk tầm trung và thấp, mà còn dùng để loại bỏ hệ thống phòng không tầm trung và cao cũ hơn.
Ví dụ trong tác chiến ở địa hình chia cắt, nhiều đồi núi:
Giả sử radar A và B bị địa hình ngăn cách và chỉ có thể quan sát được một phần không gian, nhưng thông qua chuỗi dữ liệu "kết nối mạng," hình ảnh radar từ cả hai radar có thể được hợp nhất thành một bức tranh chiến sự duy nhất, đạt đến mức độ chính xác và kịp thời để cung cấp tính toán kiểm soát bắn cho AMRAAM, thậm chí là cập nhật chuỗi dữ liệu. Trước đó, hệ thống IBCS của Lục quân Mỹ cũng đã được giới thiệu với cùng khái niệm, chỉ khác là cấu trúc lớn hơn, nhanh hơn và có khả năng kết nối mạng để kiểm soát bắn các mục tiêu đạn đạo.
//// Chú thích các ảnh.