Toxic but Logical Financier @tnlfinance Channel on Telegram

Toxic but Logical Financier

@tnlfinance


Kênh thông báo và thông tin

Toxic but Logical Financier (English)

Are you tired of the same old financial advice that never seems to work? Look no further than the Toxic but Logical Financier channel on Telegram, also known as @tnlfinance. This channel is dedicated to providing unique and innovative financial strategies that go against the conventional wisdom. The Toxic but Logical Financier is for those who are looking for a fresh perspective on how to manage their money and investments. Whether you are a seasoned investor or just starting out, this channel has something for everyone. From tips on how to invest in volatile markets to unconventional ways to save for retirement, you will find a wealth of information that will challenge your current beliefs and help you think outside the box. Led by a team of financial experts with years of experience in the industry, @tnlfinance offers a mix of practical advice, thought-provoking insights, and cutting-edge analysis. You can expect to receive regular updates on the latest trends in the financial world, as well as in-depth reviews of specific investment opportunities. So, if you are ready to break free from the traditional financial advice and explore new possibilities, join the Toxic but Logical Financier channel on Telegram today. Let us guide you on a journey to financial success that is both toxic and logical. Your future self will thank you for it.

Toxic but Logical Financier

28 Nov, 23:18


[ G-SIBs 2023- Bank Mỹ hay Bank China quan trọng hơn ]
Hôm trước thì mới đọc 1 bài kiểu bank nào " to " hơn bank nào, Bank US hay Bank China. Thì đúng hôm qua BIS và FSB mỗi quốc gia cũng đưa ra list bank quan trọng nhất thế giới. List bank này công bố hôm qua.
Đại khái là sau 2008 thì BIS có đưa ra chuẩn và đặt các bank quan trọng nhất thế giới vào 1 lô, hợp tác với regulator nơi đó rồi bắt các bank to và quan trọng nhất thế giới. Nói chung được 30 ông chia trọng số theo mức độ quan trọng. Tiêu chí cách chọn thì bạn có thể xem ở đây
https://www.bis.org/bcbs/publ/d445.pdf
Bank to thì tất nhiên độ liên quan ( exposure) của họ tới hệ thống cũng lớn nên đại khái thêm vài thứ chuẩn mực nghe rất hệ thống :
1.Higher capital buffer: Thêm đệm vốn lớn
2.Total Loss-Absorbing Capacity (TLAC): CHuẩn này yêu cầu issue mấy thể loại giống như Coco Bond để thêm đệm vốn ấy mà
3.Resolvability: Chuẩn này thêm chuẩn mực về kiểm soát rủi ro ấy mà, tìm hiểu chắc rằng thêm đủ thứ nữa
4.Higher supervisory expectations: Chuẩn này cũng về quản trị rủi ro quy trình bla bla.
Nghe thì to tát thế, lắm chuẩn thế nhưng 2023 mất mất 1 ông so với 2022 chỉ còn 29 ông. Không ai khác chính là Credit Suisse và Bank được lên line trong " hội những người quan trọng " không ai khác là bank phải ôm Credit Swiss : UBS. Và đúng là Bank China có quan trọng hơn trong năm 2023 thật. Vì trọng số 1.5% trước kia có 2 bank là ICBC và BOC giờ có cả Agriculture Bank và Contruction Bank là của họ.
KẾT LUẬN LẠI THÌ : POST NÀY CHO VUI ẤY MÀ. KHÔNG BIẾT KHI NÀO TỚI LƯỢT VCB NHỈ.

Toxic but Logical Financier

20 Nov, 22:27


[ SBV" Bơm tiền" cho SCB thì hệ thống có gì- Lạm phát à ? - Part I]
Hề hước là báo chí cứ phải nhắc đi nhắc lại cái con số 300k tỏi mà VTP gây ra cho SCB và người ta cũng nghĩ là SBV phải ' bơm tiền để cứu từ đây gây ra " thuế lạm phát" . Sợ thật đúng là hề.
Đâu tiên khoản 300k tỏi tới từ việc định giá lại các tài sản là bđs với dư nợ hiện tại của nhóm VTP. không phải là bank mất luôn 300k tỏi và càng không có nghĩa SBV phải bơm ra 300k tỏi để mà cứu VTP.
Vấn đề khi mà cứu một ngân hàng 0 đồng như lâu nay vẫn làm đó là : "Để ngân hàng đó tiếp tục hoạt động " với một chi phí tái cấp vốn ở mức độ hợp lý rồi xử lý dần tài sản.
-----[ SBV phải" bơm "ra bao nhiêu tiền]
Nói bơm tiền trong đây đúng là nói dở, SBV bơm thanh khoản thì đúng hơn. SCB ở đây đã là 0 đồng âm vốn thì tất nhiên là dẹp hết tỷ lệ vốn với chẳng thanh khoản sang 1 bên. Ngân hàng duy trì hoạt động ở mức độ tối thiểu, đóng cửa chi nhánh , hoạt động với mức đô jduy trì các tài sản vẫn còn khả năng hoạt động... mà bơm thanh khoản này thực sự cần bao nhiêu thì bản thân người trong nội bộ biết chứ 300k tỏi kia là con số vớ vẩn. Con số thực tế để duy trì thanh khoản ít hơn nhiều.
Bạn rút tiền ra khỏi SCB chuyển tới 1 bank khác trong hệ thống. OK bạn cứ làm. Lãi suất tiền gửi hiện tại 6% /1y kỳ 12 tháng. Bạn gửi bank hiện tại hệ thống đang khá dư thừa tiền ngắn hạn. Itb rate ON chỉ 0.18 và citad đang là dương hơn 300k bio. mà chưa hết còn bill outstanding đáo hạn nữa. Tiền bạn gửi nó lại quay trở về Citad tại SBV và SBV cầm khoản này cho SCB vay tái cấp. đúng là vòng lặp hoàn hảo tiền vẫn in system.
Chính ra trong quá trình này lại vô tình làm lợi cho tỷ lệ của cái bank bạn rút ra rồi gửi vào. Tất nhiên số trường hợp như bạn là thấp vì nếu rút gửi nơi khác thì người ta đã rút từ năm ngoái. Sau 1Y thì SBV vẫn giữ chình ình cái ảnh của phó thống đốc trên này. mình nghĩ người gửi cũng chẳng có mấy động lực để ra rút. Chỉ có những thằng không xu dính túi mới hô hào sập ra bank rút thôi. Nói chung khoản này ít. Khoản này mới là khoản SBV cho vay SCB để duy trì thanh khoản này.
Nên chính ra lượng tiền bơm ra để giải quyết cái như cầu thanh khoản này rất thấp.
-----[ "Bơm tiền" cứu SCB gây lạm phát]
Chuyên gia cho rằng bơm tiền cứu SCB là gây lạm phát. Nhưng còn chẳng hiểu lạm phát nó được tính như thế nào.
Trước hết như vừa nói về bên lượng tiền thực để duy trì thanh khoản của SCB là bí ẩn. lượng tiền này tương đương việc bạn rút ra SBV bù vào theo dạng tái cấp. Nói chung cái này từ năm ngoái chứ giờ bạn thử ngoo lần nữa đi rút tiền xem có mất lại không.
Đấy nhé tiền thực bơm đã ít rồi, thứ nữa này phải hiểu lạm phát nó ntn thì mới rõ vấn đề là bơm tiền nó có gây lạm phát không chứ. Cái myth nhất trong vĩ mô là ai cũng tư duy lạm phát theo công thức MV= PQ. Nghĩa là gia taăng cung tiền sẽ gây lạm phát. từ ông chuyên gia tới ông tiến sĩ đang nghĩ SBV phải bù đâu đó 1 triệu tỏi. Nhưng như trên nó ít. Vả lại ngay trong công thức trên Velocity đóng vai trò quan trọng trong lạm phát.
Tốc độ tăng tín dụng tới tháng 10 còn chưa được 7% mới đâu đó 6.92% . Không tăng tín dụng được tiền cơ sở tăng thêm một mẩu thì lạm phát tổng cầu kiểu gì để gây lạm phát thế.
Thêm nữa cái này quan trọng hơn. Rổ lạm phát của VN hình 2, chiếm tới 33,56% là lương thực thực phẩm phụ thuộc vào giá nvl đầu vào và 18% là ultility được fixed bởi nhà nước thì bạn lôi đâu ra lạm với chả phát tổng cầu do ... bơm tiền. Bạn lấy đâu ra " thuế lạm phát " thế. Không kiềm được tỷ giá mới có câu chuyện lạm phát ấy. ( 2022 là một điển hình khi giá nvl đầu vào tăng) .
-----[ Kết luận ]
Chính ra đúng là hề hước khi mà nghĩ rằng SBV bỏ ra 3-400k tỏi tái cấp vốn cho bank. Trong lịch sủ chính sách tiền tệ SBV còn chưa bỏ thêm đồng nào góp vốn cho bank 0 đồng nói gì mấy trăm ngàn tỏi. Phần sau mình sẽ viết về chuyện rõ hơn những tác động ngắn hạn và dài hạn về việc SCB để tránh mọi người cứ phải đi nghe 3 mớ dân túy đâu đâu. Mượn cái hình ảnh của Phó thống đốc téo.

Toxic but Logical Financier

03 Nov, 08:42


[ Rủi ro tín dụng trên cân đối- Một Insight thú vị]

TT 41 2016 đưa cho hệ thống cách nhìn mới về tín dụng và quan trọng hơn bắt Bank đưa ra các thông tin tín dụng cần thiết cho bảng cân đối với vai trò là analyst mình cực kỳ hoan nghênh.

Bình thường khi nhìn vào chất lượng tín dụng, các bên thường đánh giá dự trên nợ xấu, tỷ lệ dự phòng nợ xấu, bao nợ. Ba cái xàm đó xưa rồi vì khi người ta đã dự phòng tức là cái đó chỉ còn đợi xử lý. Chất lượng tín dụng phải xem khi nó còn là tài sản đẹp trên cân đối. Báo cáo CaR theo Pillar II Basel cung cấp cho chúng ta toàn insight thú vị từ mấy bank này.

Bây giờ bạn hãy nhìn vào Tờ Cở Bờ, bank hịn số 1 hệ thống với CAR cao nhất hệ thống, tỷ lệ đẹp nhất hệ thống, room tăng tính ra năm nay cũng cao nhất hệ thống. Nhưng bạn mà nhìn vào tài sản của nó thì bạn sẽ sợ mà chạy mất dép. Bạn tưởng tượng hình 1 là giá trị khoản vay và hình 2 là giá trị khoản vay sau khi đã nhân với trọng số rủi ro tín dụng tương ứng. Và hãy nhìn vào khoản exposure chỉ riêng VF thôi nhé là 86k tỏi trong khi cho vay chỉ hơn 42k tỏi. TỨc là RW tầm hơn 200%. Đọc TT41 thì nói chung Risk Weight tầm hơn 200% tức là DN đó hoặc sắp phá sản hoặc âm vốn chủ hoặc là không cung cấp FS. ầy chưa hết mấy khoản Exposure của TCB không chỉ với VF mới tới cỡ đó mà cả MSN với TCB trọng số cũng khủng. cho vay tầm hơn 36k mà RWA cũng 67k tức là cũng phải 180%. Ớ thế mà nó vẫn chưa có gì và chắc chắn sẽ được rolling.

Đấy thế mới nói nhìn vào chất lượng tín dụng ở VN nó đúng là một con số. Và tin mình đi lượng nợ này không vỡ trong ngắn hạn được. Đâm ra xét trên phuwong diện này cái quả CAR 15.5% của TCB chả xi nhê gì nếu 3 cái mớ kia vỡ. Nhưng không. nó cũng chưa vỡ được nhưng xui rủi tầm 5-10Y nữa thì chưa chắc.

Nhắc lại chất lượng này không có nghĩa nó đi kèm với khả năng sinh lời càng không có nghĩa nó sẽ phản ảnh lên giá trị tài sản nhé.

P/S: Bạn đừng bảo là mình hôm qua vừa viết tốt nay lại viết xấu nhé. Số ntn thì mình cứ viết như vậy thôi. VĨ mô có điểm ổn định hơn nhưng đúng là chất lượng tín dụng và dòng tiền của các " too big too fail" này vẫn thế.

Toxic but Logical Financier

31 Oct, 23:29


[Mối quan hệ giữa "tỷ giá" , vĩ mô và thị trường. Và suy cho cùng khi nào thị trường ổn định.- Part I ]
Hôm nay mình có dạy cái đoạn vĩ mô mà thặng dư bao nhiêu không quan trọng vì nó không hẳn đồng nghĩa với việc bạn nhận được luôn một nấy tiền. BOT có thặng dư 24 tỷ USD thì cũng chẳng có nghĩa lý gì nếu khoản tiền này bị delay, hay cũng chẳng nghĩa lý gì nếu phần thặng dư này bị thâm hụt trong " Primary Income" bởi thặng dư nó nằm ở FDI là chính.
Mình cũng dạy việc SBV sử dụng T-bill không có nghĩa là " hút tiền " và sử dụng " OMO " không có nghĩa là bơm tiền. Mà nói chung OMO hay bill nói thật nó chẳng là cái gì to tát cả.
Và cuối cùng việc mua/ bán ròng cùng một nhóm nào đó ( tổ chức nước ngoài chẳng ) suy cho cùng cũng chỉ quan trọng khi mà lượng tiền sau khi mua/bán được thực sự cash out khỏi system. Đâm ra nếu chúng ta tư duy rộng hơn thì việc ETF bán ròng + rút tiền 600 u ra khỏi hệ thống cũng chỉ tương đương việc BSR nhập dầu mà thôi.
Vậy nên tư duy rộng một chút. Tỷ giá chắc chắn liên quan tới thị trường chứng khoán, chỉ là nó không đơn thuần chỉ là dăm ba cái lợi hại của chuyên gia phát biểu. Nếu tư duy rộng ra một chút thì tỷ giá phản ánh rất nhiều về giá trị tài sản, các dòng tiền ra vào. Nếu nói một cách đơn giản. Nếu có dòng tiền vào VN mới có điều kiện để giá tài sản tăng lên (cụ thể thì nên đi học ) .
Còn quay lại câu hỏi ban đầu. KHI NÀO THỊ TRƯỜNG ỔN ĐỊNH.
Hiện tại đã xuất hiện các điều kiện để thị trường trở nên ... ổn định từ góc độ vĩ mô.

Toxic but Logical Financier

28 Oct, 02:02


[ Lạm phát phức tạp thật. Lạm phát VN-US]
Gần đây mình có đọc một bài mô tả lạm phát VN-US mình thấy vấn đề này khá là phức tạp mình điểm qua một vài vấn đề lý thuyết tý
AD-AS:
Model AD-AS cho phép mô tả lạm phạm xuất phát từ việc kích thích tổng cầu hoặc suy giảm trong tổng cung. Nhưng khổ nỗi là nó nói về mức giá nói chung còn trên thực tế chúng ta lại tính nó qua một rổ hàng hóa khác nhau.
Đâm ra tính cứng trong giá cả hàng hóa và việc giá cả hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng bởi side cung ( giá cả nvl và các yếu tố sx) hay side cầu ( do tổng cầu, nới lỏng tiền , kích thích từ chi tiêu chú phỉnh ) thì còn phải xem xét.
Monetary Theorist:
Cha đẻ của Monetarist Theory, Milton Friedman, khẳng định luôn là lạm phát là hiện tượng của tiền. Tiền bơm ra lắm quá lớn hơn hàng thì nó gây ra lạm phát và các môn đồ đi sau ông thì luôn mô tả bằng công thức SGK : MV=PQ.
Đấy cái này mới lú này vì tính cứng nhắc trong giá cả hàng hóa nên nó sẽ có độ trễ khác nhau trong mức độ tăng giá. Đâm ra phải hút một lúc lâu mới thấy lạm phát nó hạ. Mà xong rồi cái chuyện MV nó còn ì xèo giữa một đống thứ từ việc cung tiền này nội suy hay ngoại suy. Hay tốc độ lưu chuyển sẽ ảnh hưởng ntn bởi lãi suất. Trong một nền kinh tế mở thì cái này càng trở nên phức tạp.
Relative PPP
Cái này thì không tập trung mô tả lạm phát mà chỉ là nếu lên mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá. Trong Relative PPP mô tả đơn giản là Nếu lạm phát US 2% , lạm phát US 5% thì tương quan tỷ giá tăng 3%. Mối quan hệ này được dùng để tính tỷ giá hối đoái thực ( REER) . Hài nhưng cũng như trên số 1 không phải hàng hóa nào cũng như nhau. Cái này đúng một mớ lý thuyết. Ngày xưa thằng bạn mình có tính cái và và kết luận VND undervalue v~ nhưng từ khi nó tính thì VND mất giá cũng 15% roài.
Thú vị:
Mình còn nhớ năm ngoái quốc hội còn chất vấn thống đốc là : Tại sao lạm phát không tăng mà lãi suất tăng. Hay ngay như câu hỏi hiện tại hôm qua mình mới đặt ra cho học viên, tại sao FED mất một khoảng thời gian rất lâu và lãi suất rất cao nhưng chưa xử lý xong lạm phát. ngược lại SBV không hề tăng lãi suất mà thực ra chẳng làm cái gì mà lạm phát nó vân bình thường. Đáp án đâu đó nằm trong những "assumption" của mỗi lý thuyết bên trên. Cuối tuần học bài chút xem nào.
Cho mấy cái hình rời rạc gợi ý.

Toxic but Logical Financier

25 Oct, 01:13


[ Đã tới lúc bạn nghĩ tới một quyết định dài hạn ?]
Đây là câu hỏi mình được đặt ra tương đối nhiều và cũng question tương đối nhiều trong 1 tuần gần đây. Thời điểm này liệu đã sẵn cho một quyết định dài hạn trong đầu tư với time horizon từ 2-3Y?
Nếu đứng trên góc độ vĩ mô đây là một thời điểm thú vị. Cùng nhau phân tích một chút.
1. Đã tới khá gần điểm pivot trong chính sách? ( Hình 1)
Mặc dù giọng điệu tương đối cứng rắn trong vấn đề mục tiêu lạm phát nhưng chúng ta thấy dấu hiệu suy thoái mà bản thân FED , ECB hay các CB đều đưa ý kiến về việc hạ cánh cứng này. Nhưng điểm Pivot lại đã tới gần. Cụ thể market điểm pivot vào tháng 1/2024. Nhưng chớ vội mừng, theo sau pivot không phải là một mức lãi suất dễ chịu, dài hạn đang được fixing ở mức trên 4. Với mức độ lãi suất này chẳng có một bên nào cảm thấy thoái mái, nhất là dài hạn với tất cả các EM
...... Phần còn lại đọc trên page nhé mình lười cop

Toxic but Logical Financier

02 Oct, 10:01


[Bank đã chuẩn bị gì cho hôm nay? - MỘT LỊCH SỬ XỬ LÝ NVNHCVTDH]

Từ tháng 6 mình nhấn mạnh có một xu hướng Bank tăng cường phát hành CD, trái phiếu để xử lý cho tỷ lệ này. Với mình từ hồi SFL còn là 60% ( vào 2016) nó đã được đem đi xử lý tới bây giờ việc xử lý SFL đã lên tầm chuyên nghiệp. Cùng nhìn lại chút lịch sử xử lý SFL chút.

Việc xử lý đơn giản nhất với tỷ lệ này là kéo khách hàng gửi tiền dài hạn và cam kết rút trước không mất lãi. Cứ mỗi độ tết đến xuân về mình lại được một cuộc call hỏi về chuyện gửi tiền kỳ hạn 13 tháng nhận lãi hàng tháng với việc rút trước hạn không mất fee. Cái này nói chung là tốn cả công với lại cũng tốn thời gian nữa. Cuối năm cuối tháng thì dùng.

Cách xử lý đơn giản nhì là đi qua cửa Cty chứng khoán, Bank cho phép các công ty chứng khoán vay ngắn hạn với mục đích kinh doanh và mua CD hoặc trái của mình để cơ cấu thành nguồn dài hạn. Câu chuyện này cũng từ " ngàn đời". Tất nhiên bank cũng tỷ tỷ kiểu xử lý khác nhưng nói chung đã là xử lý thì tốn cost và nó không bền, về lâu về dài, tăng nguồn dài hạn và giảm cho vay dài hạn là điều bắt buộc.

Trái phiếu doanh nghiệp phát triển là cứu cánh cho kha kha bank đặc biệt phải kể đến Bank Tờ-Cờ với khối lượng phát hành đứng đầu cái market cửa xử lý rộng mở. Ai cũng hiểu rồi cũng tới lúc sẽ bị siết nhưng không ai nghĩ siết nó lại đau thương thế. Thế là vừa đưa ra khỏi cân đối không bao lâu hệ thống giờ phải oằn mình gánh. Đơn cử Tờ-Cờ B đi, cuối năm 2022 tỷ lệ SFL là 28.8% theo report thì nay sau khi gánh một số thứ trong báo cáo Q2 đã là 31.6%, và tốn không ít cost để nó quay về 30 đâu.

Rồi tới TT06 2023, SBV lại cho rà soát các khoản tiền gửi thứ cấp từ Cty chứng khoán, việc xử lý tỷ lệ thêm phần nặng gánh. Cuối cùng bank phải quay về cơ bản, tăng phát hành CD. Nhìn chung đây là lộ trình đã kéo dài. Từ hồi 60% tới giờ là 30%. Cả một lịch sử ngành bank. Hiện tại mình không đánh giá việc này là positive và nên. Nhưng nghĩ lại sai quá nhiều lần hòa hoãn chúng ta nên kết thúc với SFL tại đây.

Nếu lên Basel III SFL chắc chắn thay bằng NFSR. Đây mới là điều nên mong vì NFSR nó là trọng số chứ không đơn giản là khối lượng. Nó tốt hơn đầy đủ hơn và minh bạch hơn.

Toxic but Logical Financier

17 Aug, 23:23


Tỷ giá nó có nên được coi là nguyên nhân không ? Thực sự?
Nói đơn giản như thế này năm ngoái tới giờ nhiều người như chuyên gia Báu đây vẫn đang coi tỷ giá là nguyên nhân cho các vấn đề trong nước và thị trường chứng. Vì thấy nó tăng cao. nhưng vấn đề thì nó liên quan ở góc độ gì thì Báu ta thực sự cũng đếch biết, nói mịe cho vuông.
Ví dụ đơn cử là từ đầu năm tới giờ là Swap duy trì âm rất lớn, lớn kỷ lục luôn trong giai đoạn gần đây. Tức là cái chi phí người ta nắm giữ tiền VND là rất lớn, thế là tại sao người ta cứ cầm tiền VND để làm gì ? Bản thân mình cũng đã nhiều lần đánh cược việc tỷ giá sẽ tăng lên như năm ngoái, nhưng về bản chất tại sao lại có việc betting này thì cũng cần phải xem xét. Vì cái gì cũng cần logic chứ đúng không.
Cụ thể phải quay lại một chút. Chúng ta cần xem xét câu chuyện 2022. Đầu tiên là vấn đề mismatch trong cung tiền nội suy. Thì chúng ta có thể quy hết giá tài sản về câu truyện cung tiền , tín dụng ,lãi suất và thanh khoản. Nếu tín dụng tăng cao nhưng cung tiền không tăng tương ứng thì về bản chất kinh doanh trong hệ thống bắt buộc cần lượng bù đắp. Trong năm 2022 tín dụng 10 tháng tăng hơn 10% trong khi cung tiền chỉ tăng 3,8%( con số chính xác hẳn có thể google lại, đại khái lượng này cách xa) . Tổng cung tính bằng lượng deposit trong hệ thống. Vậy lượng thiếu hụt trong nội suy này cần tiền bù đắp ngoại suy. 2022 tới cuối năm cũng vẫn đang là bán FW gần 30 tỏi. Nói một chút thì chính sách bán FW này khiến lượng tiền VND vẫn trong hệ thống nhưng với vấn đề cân đối thì lại không thể sử dụng như một lượng thông thường. Dẫn tới việc tỷ giá cứ tăng còn thanh khoản tỷ lệ nên lãi suất phải tăng. GIá tài sản giảm.
Năm nay lại khác khác, thứ nhất cả cung tiền và tín dụng đều giảm mạnh tháng 7 không có công bố tăng trưởng tín dụng vì thực ra nó còn giảm so với tháng 6. nghe đâu còn 4.3%. nhưng thực ra cung tiền cũng chẳng hụt là mấy cũng tăng ở mức độ thấp gần 3%, Tất nhiên chỗ này chúng ta cũng phải tính nội suy một chút tức là tăng tín dụng cũng mới dẫn tới gia tăng cung tiền. Nhưng nội suy thì cần thời gian để bù. Đại khái thì không có lệch SBV lại nới LDR đâm ra thanh khoản xông xênh. Đợt trước mình thấy gap âm quá betting tiền kéo đi hơi sớm. Ờ thì nó có net out thật tỷ giá có tăng thật nhưng nhu cầu thanh khoản không lớn lãi suất vẫn thấp lắm.
Như vậy tại sao mình đặt cược vì nếu mà 5 tháng cuối năm mà mục tiêu tín dụng là 14% như đề ra chẳng hạn thì câu chuyện nó cũng sẽ giống hệt như năm ngoái. Lúc này SBV phải chắc chắn về Flow lắm chứ mới để swap nó âm nặng ntn. Nói chung là cái này SBV cũng betting thôi, năm ngoái chờ dài cổ chẳng có tiền. Ờ nhưng mà cũng chưa chắc. Vấn đề nó lại nằm ở đây, Năm nay SBV nới 1 tỷ lệ là LDR khiến cho việc funding ngắn hạn có thể sử dụng nguồn KBNN điều này tạo điều kiện để lãi suất dễ thở hơn nhưng ngược lại lại siết SFL vào tháng 10 xuống còn 30% lại làm COF của bank tăng lên. Gần đây thì xu hướng tăng phát hành CD thấy rõ. Nói chung là cuộc chiến này còn chưa hạ hồi.
Rồi nói chung là năm nay đại khái nó còn mấy yếu tố nữa tác động cũng tốt lên cung tiền như kiểu tăng giải ngân công này ( thực ra không đáng kể) nhưng nhìn chung, chuyên gia báu như cc biết mịe gì về cân đối đâu, chửi cũng có lý do cả, con nhang nhảy vào debate xem nào. Phiên bản không chửi Báu ở trên page mọi người có thể đọc.

Toxic but Logical Financier

16 Aug, 14:58


Ví dụ nếu mà BSR nhầm 700u oil về thì nhìn chung có tác động giống 700u ETF về dài hạn

Toxic but Logical Financier

08 Aug, 09:56


[ Not Breaking new-nearly confirmed]
SBV giảm tỷ lệ DTBB trong khi Citad hình như dư tầm gần 1tr tỏi VND. Không hiểu giảm thêm để làm gì. Chắc dám là đảo toàn bộ dư nợ BĐS ở VN quá

Toxic but Logical Financier

07 Aug, 12:44


[Room mới Roll cũ]

Việc kinh doanh của bank chẳng có gì mới mẻ. Tín dụng tăng chậm tại sao lại cần room mới. Tại sao SBV lại cho room mới ?

Đơn giản là để Roll đống nợ cũ. Như trong báo cáo của các bên trong 2 cũng đầy sự mới mẻ. Với TCB là việc chuyển hết phần tiền gửi của khách ra dài hạn để sẵn sàng đáp ứng NVNHCVTDH trong trường hợp phải giải ngân gấp trong quý tiếp theo.

Do không phải chịu flow out như tháng 10-11 năm ngoài nên hệ thống handle tốt thanh khoản trong giai đoạn hiện tại một phần nữa là do tín dụng cũng chưa phải đẩy mạnh. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 4.7% trong khi 7 tháng đầu năm là 4.3%. Vậy giải ngân cuối năm phải bao nhiêu tiền để tổng mục tiêu tăng trưởng là 14-15%. Tất nhiên buộc phải roll lại nợ cũ.

Toxic but Logical Financier

02 Aug, 02:56


[ Giải thích và trích dẫn việc Country Rate by Fitch]
Đầu tiên mình luôn luôn question việc tại sao phải rate một quốc gia như Mỹ. Họ có nợ được issue hoàn toàn bằng USD chiếm hơn 60% tổng dự trữ toàn cầu. Nói cách khác tất cả các quốc gia trên thế giới là chủ nợ của Mỹ và chả có lý do gì họ vỡ nợ khi con nợ luôn in thêm tiền.
Giải thích một chút nữa là hạng nó sẽ đi kèm với probability of default(PD). Mà nói chung hạng mà rớt từ AAA xuống AA+ thì xác suất vỡ nợ vẫn bằng 0, lũy kế 20Y cũng vậy. Hạng gần nhất default sau 10Y theo Fitch là A. ( Chắc chắn, không chắc thì có thể search rating migration matrix năm gần nhất). Chắc chắn 1 điều chuyển là no-default. Vậy tại sao lại cần phải xếp hạng?
Thực ra default nó chỉ là một vấn đề vấn đề là cost-of-borrowing tương đương. Ví dụ theo lý giải của Fitch họ hạ bậc cho nợ vì 3 mớ "batle" của lưỡng đảng trong việc nâng trần nợ cũng khiến cost-of-borrowing tăng lên. Đấy chứ AAA hay AA+ thì mà cost of borrowing còn thu cả một nước BB- thì ...phèn. Fitch nó bảo do là cãi nhau lắm quá vỡ nợ chắc là không nhưng chi phí tăng lên tương ứng thì bọn ta hạ bâc vậy. cụ thể mình trích báo :
Downgraded The US has been stripped of its top-tier sovereign credit rating by Fitch Ratings, echoing a move made more than a decade ago by S&P. The credit assessor downgraded the US to AA+ from AAA — a ranking the nation has held at Fitch since at least 1994 — in the wake of major political battles over the nation’s borrowing and repeated standoffs over raising the debt limit. While the most recent legislative impasse was resolved, it remains a potential issue of concern going forward. The assessor has a stable outlook on the country.

Toxic but Logical Financier

01 Aug, 12:58


Tồn kho thép giảm là tín hiệu contraction lớn hơn PMI

Toxic but Logical Financier

01 Aug, 12:58


cái này còn rõ ràng hơn cả PMI

Toxic but Logical Financier

01 Aug, 12:58


https://m.cafef.vn/doanh-nghiep-thep-dong-loat-giam-tich-tru-trong-quy-2-ton-kho-toan-nganh-xuong-muc-thap-nhat-trong-hon-2-nam-188230731232546241.chn

Toxic but Logical Financier

31 Jul, 14:23


Tại sao lạm phát Việt Nam chẳng liên quan gì lãi suất. Tại sao FED kiên trì với hike rate.
Lạm phát Việt Nam thời điểm hiện tại có một phần rất lớn là LLTP mà cấu phần này lại là cấu phần có chuỗi cung ứng tại Việt Nam tương đối dài ngay cả thức ăn chăn nuôi tương đối khác với trước đây. Còn các mặt hàng còn lại dịch vụ lại chiếm ít hơn cả do đó yếu tố " cầu kéo " trong giai đoạn hiện tại ít hơn là " chi phí đẩy". Nói không ngoa nếu giá lợn China còn tác động tới lạm phát hơn nhiều cái khác
=> Tăng lãi suất hạ tổng cầu thì cũng chẳng làm thay đổi điều gì.
Lạm phát US, Shelter ( aka Housing ) mà chủ yếu là rental fee chiếm trọng số rất lớn giai đoạn chuyển từ lạm phát hàng hóa sang lạm phát dịch vụ của US đã cách đây 2Y từ 2021 => 2022. Để giảm lạm phát lõi thì khó mà tăng lãi suất là cách gần như duy nhất nếu không muốn hạ luôn cung tiền bằng QT mạnh dẫn tới thanh khoản giật mạnh .
=> Tăng lãi suất tới khi nào lạm phát về mục tiêu không biết là do highbase hay là giảm tổng cầu cứ tăng cái đã.

Toxic but Logical Financier

12 Jul, 13:08


Các tổ chức đầu tư bình luận về dữ liệu CPI của Mỹ:
1. Giá ô tô đã qua sử dụng đã giảm trong tháng Sáu. Những yếu tố này trước đây được coi là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến lạm phát vẫn dậm chân tại chỗ.
2. Giá vé máy bay cũng giảm, đây là một điều bất ngờ trước nhu cầu du lịch vô độ trong mùa hè này.