Gần đây, trên các mạng xã hội đang lan truyền một tin giả về việc người dùng nhận được cuộc gọi FaceTime từ số điện thoại lạ, yêu cầu nhấn phím 1 (rồi bảo tắt máy không được) rồi sau đó chuyển luôn sang FaceTime để quét khuôn mặt để lợi dụng dữ liệu sinh trắc học cho việc tự động đăng nhập vài tài khoản ngân hàng và lấy cắp tiền. ĐÂY LÀ TIN GIẢ 100%
✔️ Sự thật: Hiện nay, không có hình thức nào cho phép kẻ lừa đảo thu lại dữ liệu sinh trắc học thông qua cuộc gọi FaceTime mà có thể sử dụng ngay lập tức để tự động đăng nhập vào tài khoản ngân hàng và lấy cắp tiền được - mà không có sự can thiệp của việc cài đặt ứng dụng app giả mạo độc hại. Xem thêm để hiểu rõ về cách thức điện thoại có thể bị hack qua app giả mạo độc hại tại đây https://bit.ly/4anGmGZ
✔️ Thủ đoạn câu like, câu view, tăng tương tác của người đăng bài: Tin giả này đã lợi dụng sự hoang mang và tò mò của nhiều người.
✔️ Nên làm gì?
KHÔNG nhấn like, share hay tương tác với bài đăng chưa kiểm chứng cụ thể.
Báo lên tổng đài nhà mạng hoặc các cơ quan chức năng khi bắt gặp các trường hợp nghi ngờ.
Xác minh thông tin trước khi lan truyền để tránh làm hoang mang dư luận.
Mức phạt khi lan truyền tin giả
Theo Điều 101, Nghiị định 15/2020/NĐ-CP, mỗi cá nhân lan truyền tin giả, sai sự thật lên mạng xã hội có thể bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng, có thể bị xử lý hình sự.
😂 Cách tránh bị phạt: Khi thấy tin giả, thấy người khác share lên, thay vì “share” hưởng ứng, thì chúng ta nên comment “Cảnh giác fake news nhé m.n”!
Hy vọng bài viết này giúp các bạn hiểu rõ tính nguy hại của tin giả và biết cách bảo vệ mình và gia đình.