Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

@freetradingacademy


Hoặc bạn trả giá cho kiến thức
Hoặc bạn trả giá cho thiếu hiểu biết

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

14 Aug, 04:42


👏 Tâm Lý Trong Giao Dịch và Tâm Lý Đám Đông

💎 Hiểu Về Tâm Lý Giao Dịch
Tâm lý giao dịch là một yếu tố quan trọng trong thành công của một trader. Tâm lý có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định giao dịch và có thể dẫn đến các quyết định không hợp lý hoặc thiếu cân nhắc. Dưới đây là một số yếu tố tâm lý chính trong giao dịch:

Sợ hãi: Khi thị trường biến động mạnh, nỗi sợ mất tiền có thể dẫn đến các quyết định bán tháo không cần thiết.

Tham lam: Khi thị trường tăng giá, lòng tham có thể khiến trader giữ lệnh quá lâu và sự tự tin quá mức có thể dẫn đến các quyết định đầu tư thiếu cân nhắc và rủi ro cao.

Hy vọng: Hy vọng rằng thị trường sẽ quay đầu có thể khiến trader không cắt lỗ khi cần thiết.

Hối tiếc: Cảm giác hối tiếc về những quyết định đã qua có thể làm ảnh hưởng đến các quyết định giao dịch hiện tại.


🤗 Tâm Lý Đám Đông
Tâm lý đám đông đề cập đến cách mà các quyết định giao dịch của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi hành vi của người khác trong thị trường. Dưới đây là một số điểm chính:

Hành vi bầy đàn: Khi nhiều người mua hoặc bán cùng một lúc, các cá nhân có xu hướng làm theo đám đông mà không phân tích kỹ lưỡng.

Panic selling: Khi thị trường giảm mạnh, nỗi sợ hãi lan rộng có thể dẫn đến bán tháo hàng loạt.

💎 Quản Lý Tâm Lý Trong Giao Dịch
Để quản lý tâm lý trong giao dịch, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Lập kế hoạch giao dịch rõ ràng: Viết ra các tiêu chí cụ thể để vào lệnh và thoát lệnh, và tuân thủ chúng một cách nghiêm ngặt.

Quản lý rủi ro: Xác định mức cắt lỗ và mức chốt lời trước khi vào lệnh, và không thay đổi chúng dựa trên cảm xúc.

Giữ kỷ luật: Tuân thủ kế hoạch giao dịch và không để cảm xúc chi phối quyết định.

Học hỏi từ sai lầm: Ghi chép lại các giao dịch, phân tích những sai lầm và học hỏi từ chúng để cải thiện trong tương lai.

Luyện tập quản lý căng thẳng: Tập thể dục, thiền, hoặc các hoạt động giúp giảm căng thẳng và duy trì trạng thái tâm lý tốt.

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

21 Feb, 00:31


Rủi ro - cơ hội: Góc nhìn dự phóng bối cảnh kinh tế liên thị trường năm 2024~2025

Như chúng ta có thể thấy được nền kinh tế hiện tại, cũng như khả năng vào đầu năm 2024~2025 đã và đang diễn biến theo chiều hướng không thuận lợi trước mắt. Tuy nhiên, trong nguy thường có cơ, bên cạnh rủi ro vẫn đang tồn tại, thì những cơ hội và tiềm năng đang có là điều mà nhà đầu tư hoàn toàn có thể tận dụng.

"Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa" - Thời điểm đầu tư luôn là một yếu tố quan trọng mang tính “sống còn” trong bối cảnh những sự biến động, thay đổi đang xảy ra một cách nhanh chóng như hiện nay. Trong chúng ta, không ai có thể dự đoán thời điểm ra quyết định một cách hoàn hảo tuyệt đối, song nhà đầu tư hoàn toàn có thể học cách nhận định, phân tích và lựa chọn cho mình một thời điểm đầu tư phù hợp. Thường sau khi biến động kinh tế qua đi, khả năng mang lại hiệu quả khi đưa ra quyết định đầu tư sẽ tăng lên một cách đáng kể.

Dưới góc nhìn cá nhân của bản thân để đề ra kế hoạch đầu tư cho tương lai, dự phóng bối cảnh kinh tế liên thị trường được tóm gọn và chia sẻ, để cùng nhau thảo luận về một tương lai đầu tư hiệu quả nhất!

Truy cập và tải miễn phí tại TradingLife.com
From Đông PTC

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

21 Feb, 00:30


Thiết kế danh mục đầu tư là để tối ưu hoá lợi nhuận và giảm thiểu mức độ rủi ro khi tham gia xuống tiền -> Từ đó xác định mục tiêu và chiến lược tiêu chí lựa chọn phù hợp sao cho đạt được mục tiêu tagert đề ra.

https://www.youtube.com/watch?v=o9Rnf6FT3Sg&t=52s

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

16 Dec, 12:44


Quản lý vốn " hay ho "

Chấp nhận rằng chìa khoá để tồn tại thành công trên thị trường là có những khoản thắng lớn và thua nhỏ, chứ không phải đặt cược lớn. Đặt cược lớn có thể nhanh chóng dẫn đến việc bạn bị loại khỏi cuộc chơi sớm sau một chuỗi thua lỗ

https://youtu.be/eWXIOgAcdFM?si=ZChAW4e2PQVbeu_c

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

01 Dec, 06:07


Hệ thống Scalping mẫu hình 2 DOW

https://www.youtube.com/watch?v=3uHWrsw90Rg

→ Mục tiêu là tìm 1 hệ thống có lợi thế và phù hợp với bạn, không phải tìm “chén thánh”. Bạn có thể tối thiểu thua lỗ - nhưng không thể loại bỏ chúng hoàn toàn.


Mọi người để lại 1 like và comment nếu thích video này nha!

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

18 Nov, 12:39


Phân tích đúng, win rate cao nhưng mãi tổng vẫn âm -> cần xem hết video này
Với câu nói của Soros : Đúng sai không quan trọng, quan trọng khi bạn đúng bạn được bao nhiêu , và khi sai bạn mất bao nhiêu “
-> Điều nhấn mạnh là bạn biết quản lý vốn từng lệnh , thua ít thắng lớn, sai biết cắt lỗ , đúng biết gồng lời .


https://www.youtube.com/watch?v=aPIxt8JHQRc

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

07 Sep, 13:30


[ Cảm xúc thỏa mãn sung sướng là thứ tốn tiền bạc nhất ]

Câu chuyện :
Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”. Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”

Thực tế, cảm xúc hưng phấn trong trading khiến não buông lỏng sự cảnh giác, cảm giác được gồng lời, cảm giác được chuỗi thắng liên tục, cảm giác vừa thắng lệnh lớn chiến thắng thị trường nhưng sau đó thì sự chủ quan, phân tích lệnh sơ sài khiến tài khoản đi vào bế tắc

Khi tồn tại cảm xúc này nó khiến cho các nhà giao dịch quên đi những rủi ro, thua lỗ mà thị trường mang đến . Nhiều nhà giao dịch bắt đầu giao dịch theo cảm xúc và mất tiền sau khi họ đạt được một chuỗi chiến thắng. Lý do điều này xảy ra là vì họ cảm thấy tự tin và phấn khích và quên đi những nguy hiểm thực sự của thị trường và bất kỳ giao dịch nào cũng có thể dẫn đến thua lỗ.


Thị trường luôn biết cách lấy tiền trader khi đang thăng hoa nhất !

Hãy khắc nhớ bài viết này mỗi khi bản thân cảm thấy hưng phấn quá độ. Bởi vì lúc đó bạn sẽ chết.

# Bài học cuộc sống và trading

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

01 Sep, 08:31


Đời người luôn lăn tăn chữ "CÓ" và chữ "KHÔNG".
Chữ " CÓ". Có nhà có xe có tài sản hữu hình để cho người ta nhìn thấy. Nhưng bên trong có thể là một đống nợ, phải quần quật làm để giữ vững chữ " CÓ" đấy đến khi chết.
Chữ " KHÔNG". Không lo âu, không phải suy nghĩ về tài chính, không lo nghĩ ngày mai phải dạy mấy giờ để đi làm đúng giờ, không phải quần quật làm từng ngày, tăng ca để lo cho cuộc sống cho gia đình và quên đi giá trị của bản thân.
Trong đầu tư, tài chính cũng vậy. Bạn "CÓ" thể vào lệnh bất kỳ ai call nhưng bạn luôn trong tâm trạng lo sợ, nhìn chart mọi lúc vì sợ lỗ rồi lãi lại chốt non. Hay là bạn muốn vào lệnh theo kế hoạch, phương pháp đưa ra và KHÔNG quan tâm đến thị trường, để thời gian làm việc khác thay vì chăm chăm nhìn vào chart.
Vậy chọn "CÓ" hay "KHÔNG" là do bạn chọn và Tâm Bình An nhất.
#Tựsựtàichính

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

13 Aug, 04:02


Trong cuộc sống khi bạn thất bại, chỉ một số rất ít người thân, bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ bạn, nhưng cũng chỉ là vài lời khuyên để bạn có hướng đi. Nhưng cốt lõi vẫn là do chính bản thân cố gắng để tự thoát khỏi vũng bùn.
Trong tài chính và trading cũng vậy, khi bạn thua lỗ, cháy tài khoản, bạn bắt đầu tìm chén thánh, nghe lời người này người kia nhưng họ cũng chỉ cho bạn phương pháp và hướng đi của họ, bạn hết tìm chén thánh này đến chén thánh khác, nhưng cốt lõi là từ trong con người của bạn. Bạn phải tự vượt qua bản thân bạn, hãy tĩnh lặng để nhận ra vấn đề mình đang mắc phải từ đâu. Từ đó tìm lối thoát cho bản thân để vượt qua vũng bùn.
➡️Hãy đầu tư cho não của mình kiến thức và lòng kiên định nếu muốn tiếp tục với con đường gian nan và chông gai này hoặc tự giải thoát sớm bản thân.
#tựsựtrading

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

25 Jul, 11:14


Trong các luật tồn tại ở vũ trụ có một luật tên là luật CÂN BẰNG.
Mọi sự vật sự việc trong vũ trụ luôn cân bằng.
Tạo hóa tạo ra đàn bà thì kèm đó tạo ra đàn ông.
Khi thế giới bùng nổ dân số quá mức thì có dịch bệnh, chiến tranh... để cơ cấu lại dân số....... v.v.v và mây.mây
Trong tài chính cũng vậy,
Khi có người lãi thì phải có người lỗ.
Khi có một hoặc vài người siêu giàu thì đánh đổi bằng 100, 1000 tới 10.000, 1 triệu người phải tán gia bại sản thậm chí tự tử.
Trên đời này tiền chỉ là 1 tờ giấy, 1 đồng xu hoặc chỉ là những con số nhưng nó vô cùng thông minh, là trí tuệ của nhân loại.
Nó biết tìm chủ nhân của nó và nô lệ cho chủ nhân để giàu càng thêm giàu. Còn lại nó bắt những người khác lại đi làm nô lệ cho nó cho đến hơi thở cuối cùng.
Vì vậy bạn cần làm gì để biến nó thành nô lệ cho bạn.
Tầm tới đâu thì tiền tới đó, những thứ bạn lên nhanh mà không từ tầm, kiến thức, năng lực thì sẽ quay về điểm xuất phát ban đầu.
#Tựsựtrading

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

08 Apr, 07:15


Công việc trading là một công việc mang tính cá nhân, nghĩa là phần lớn thời gian bạn phải tự đối mặt với chính mình và tự giải quyết những vấn đề của chính bản thân mình.

Hẳn ai cũng phải thừa nhận rằng Trading là một công việc rất khó, tôi cũng đồng ý với quan điểm này.

Bởi vậy để thành công trong trading thì mỗi chúng ta cần phải giải quyết rất nhiều câu hỏi hóc búa.

Làm thế nào để chiến thắng được lòng tham?
Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi?
Làm thế nào để có đủ kiến thức trong giao dịch?
………………….
Đó chính là những mục tiêu cho việc rèn luyện của bạn.

Chẳng có một đích đến nào cho việc rèn luyện. Hành trình để nâng cấp bản thân là một hành trình không có hồi kết bởi chúng ta luôn có thể trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Vậy áp dụng quy tắc 10000 giờ vào giao dịch Forex như thế nào?

Chỉ đơn giản là “Hãy sử dụng thời gian để rèn luyện có chủ đích, tập trung vào việc giải quyết những vấn đề của bản thân trong trading”.

Nếu bạn giải quyết được nó, bạn thắng. Và ngược lại, nếu bạn không thay đổi được bản thân mình, bạn thua.

Có muôn vàn con đường dẫn đến thành công, và chắc chắn, trading chỉ là một trong những con đường đó, nếu bạn không thành công với trading, chỉ đơn giản là con đường đó không dành cho bạn.

Hãy nghiêm túc ngồi lại, nhìn sâu vào trong chính con người mình và trả lời những khúc mắc của chính bản thân mình: Tại sao mình thất bại? Tại sao mình vẫn chưa thành công? Mình có thực sự nghiêm túc với nó hay không? Và mình cần phải thay đổi điều gì để thay đổi kết quả trading hiện tại?

#Tự sự trading

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

25 Mar, 09:09


- Ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ, là 1 trong 30 NH toàn cầu có vai trò quan trọng về mặt hệ thống, hoạt động khoảng 50 quốc gia. Quy mô hơn 50k nhân viên, tổng tài sản 574 tỷ USD tính tới cuối năm 2022, quản lý khối tài sản với danh mục đầu tư trị giá 1700 tỷ USD

- Năm 1815 Thụy Sĩ tuyên bố là nước trung lập, và toàn bộ các ngân hàng Thụy Sĩ buộc phải chấp hành về đạo luật về “ bảo mật tối đa thông tin khách hàng” của Hội đồng Geneva.

- Năm 1934, Thụy Sĩ ra đời Đạo luật "Ngân hàng và quỹ tiết kiệm" nghiêm cấm tất cả ngân hàng tiết lộ cho bên thứ 3 về data khách hàng, dù là cơ quan Thuế hay chính phủ nước ngoài và thậm chios là chính quyền Thụy Sĩ.

Chính đặc tính này của NH Thụy Sĩ nên nhiều tên Tài Phiệt tiền phi pháp tại các nước gửi tiền qua nơi đây , là 1 thiên đường rửa và giữ tiền an toàn. ( dễ thấy thấy trong các bộ phim đó )

Cho nên hệ thống ngân hàng này có vấn đề ngay lập tức được NH đối thủ UBS thu mua lại với giá 3,2 tỷ đô ngay trong 2 ngày cuối tuần vào thứ 7, chủ nhật ( đúng ra với luật lệ sẽ thông qua ý kiến cổ đông giải quyết ít nhất 2 tuần ) và bên cạnh được NHTW Thụy Sĩ bảo lãnh nếu thương vụ này bị thua lỗ.

Sự sụp đổ của NH Credit Suise do khẩu vị đầu tư rủi ro của NH cao và hậu quả của các khoản thua lỗ của mảng NH đầu tư đó ( chủ yếu là trái phiếu với 59% ts ). Khi Fed liên tục tăng lãi suất, đồng đô la có giá trị, đồng loạt nhà đầu tư rút tiền về dẫn đến NH bị thiếu hụt thanh khoản => phá sản. Khác với câu chuyện sụp đổ của NH LehMan Brothers năm 2008 do sự rạn nứt trên thị trường nhà ở Mỹ, hệ thống bank Bank cho vay tùy tiện dù không đủ điều kiện khiến giá trị CDO, CDS sụp giảm nghiêm trọng.
#KTVM

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

25 Mar, 09:08


Credit Suisse ngân hàng Thụy Sĩ, vì sao nó mang tầm quan trọng với các nước trên TG.

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

16 Mar, 03:54


10 nguyên nhân khiến Ngân hàng SVB sụp đổ
#new # KTVM

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

29 Nov, 05:14


NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỪ LÀN SÓNG NỢ LẦN THỨ 4

- Ở làn sóng nợ thứ nhất, vay nợ lớn từ các ngân hàng thương mại mỹ để phát triển kinh tế do mức lãi suất thấp, kinh tế phát triển nhưng đi cùng là khối nợ khổng lồ: Năm 1970 là 29 tỷ USD, năm 1978 là 159 tỷ USD, năm 1982 là 327 tỷ USD. Năm 1980 buộc phải tăng lãi suất để đối phó với lạm phát, đi kèm với đó là suy thoái kinh tế. Và năm 1982, Mexico tuyên bố không có khả năng trả nợ. Khi đó đồng nội tệ Argentina cũng mất giá đến 40%.

Kể từ sau 1972, chính sách tiền tệ Mỹ đặc biệt có ảnh hưởng đến các quốc gia. Khi lãi suất USD tăng thì đồng nội tệ buộc phải mất giá, hoặc tăng lãi suất gây khó khăn cho nền kinh tế.

- Làn sóng nợ thứ hai, việc nới lỏng các quy định trên thị trường tài chính đã tạo ra các Mega Banks. Lãi suất giảm, các nền kinh tế mới nổi và vay nợ nhiều hơn và cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Mexico. Năm 1997, dòng vốn tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi, cụ thể là Thái Lan

- Làn sóng nợ thứ 3 diễn ra từ năm 2002-2009, Mỹ nới lỏng rào cản giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư và Liên minh châu Âu khuyến khích các ngân hàng tiếp cận khách vay ngoại quốc. Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007-2008 tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2009, Mỹ cho thấy con số sản lượng sản xuất thấp nhất kể từ cuộc đại suy thoái năm 1930.

-Và hiện nay, chúng ta đang đứng trong làn sóng nợ thứ 4 kéo dài từ năm 2010. Do COVID-19 đã đã buộc nhiều quốc gia phải vay tài chính nhiều hơn và nhiều nước đang phải đối mặt hoặc có nguy cơ mắc nợ trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng và lãi suất tăng cao. Trong khi các dữ liệu cho thấy, cứ sau làn sóng nợ, lãi suất tăng thì có nguy cơ gây khủng hoảng, với quy mô khác nhau. Chúng ta có thể nhìn các bài học trong quá khứ, để các Chính phủ có thể xem xét, ứng phó phù hợp trong bối cảnh các hành động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang gây sức ép lớn.

#kinhtevimo
#lansongvonolanthu4

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

25 Nov, 04:33


❇️ Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế ra sao?

Lạm phát là một căn bệnh của bất kỳ một nền kinh tế nào, nó vừa thúc đẩy, nhưng cũng vừa kìm hãm sự phát triển kinh tế của từng quốc gia.

💎 Tác động tiêu cực của lạm phát

- Lạm phát tác động như thế nào lên lãi suất

Nhằm duy trì hoạt động ổn định cân bằng, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực. Trong khi đó, lãi suất thực được tính bằng hiệu của lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả chính là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

- Lạm phát khiến thu nhập thực tế bị giảm đi

Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa vẫn không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội.

- Lạm phát khiến cho mất cân bằng giữa giàu - nghèo

Khi lạm phát tăng lên, có thể làm mất cân đối trong quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây ra những sự khó khăn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách ngày càng lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu - người nghèo.

- Lạm phát ảnh hưởng đến các khoản nợ của quốc gia

Lạm phát đã làm đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài được tính trên các khoản nợ. Điều đó dẫn đến tình trạng các khoản nợ của quốc gia trở nên trầm trọng hơn.

💎 Lạm phát cũng có tác động tích cực tới kinh tế xã hội

Ngoài những tác động tiêu cực to lớn mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế nói trên, lạm phát nếu không quá cao, cũng có một số tác động tích cực đến kinh tế xã hội:

- Kích thích nhu cầu tiêu dùng, vay nợ, từ đó giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.

- Thúc đẩy các quốc gia đầu tư, phát triển và định hướng để đạt được mục tiêu kinh tế và xã hội được mạnh hơn.

Như vậy, đã chia sẻ với các bạn lạm phát là gì cũng như những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế của mỗi đất nước. Lạm phát vừa có tác hại nhưng cũng có những tác động tích cực, đặc biệt là cũng quan trọng đối với những nhà đầu tư hiện nay.

#kinhtevimo
#lamphat

Tinh Hoa Hội Tụ - ĐÔNG PTC

25 Nov, 04:32


❇️ Lạm phát là gì được nhắc đến khá nhiều trong những thời gian gần đây. Khi lạm phát xảy ra, nền kinh tế của các đất nước sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ, kéo theo đó người dân, nhà kinh doanh, chủ đầu tư cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn.

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Hoặc sự mất giá của một đồng tiền so với loại tiền tệ khác

Một ví dụ điển hình về lạm phát đó là một ổ bánh mì bán vào năm 2000 có giá 1.500 đồng/ ổ. Vào năm 2010, giá của ổ bánh mì đấy, mặc dù chất lượng không thay đổi giá đã là 5.000 đồng/ ổ. Và đến năm 2020, giá của bánh mì đó là 25.000 đồng/ ổ.

❇️ Nguyên nhân gây ra lạm phát

-Do thừa tiền quá mức
Nguyên nhân mà chúng ta phải kể đến đầu tiên đó chính là do thừa tiền quá mức. Thông thường, lượng tiền sẽ được cân đối để phục vụ cho việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ. Nhưng vì một lý do nào đó mà lượng tiền dư thừa quá mức so với hàng hóa thì sẽ tạo ra hiện tượng lạm phát.

Giả sử nền kinh tế của chúng ta chỉ sản xuất ra 3 ổ bánh mì và chính phủ in tiền vừa đủ để trao đổi 3 ổ bánh mì đó. Lúc này, cung tiền cân bằng với hàng hóa . Có thể thấy rằng 1 ổ bánh mì tương đương với 1 đơn vị tiền tệ. Nếu sau đó một thời gian, số lượng hàng hóa không đổi, nhưng cung tiền lại tăng gấp đôi, ta có thể thấy rằng: cùng với ổ bánh mì đó , nhưng bạn cần bỏ ra số lượng tiền gấp đôi để đổi lấy 1 ổ bánh mì . Hay cũng với một lượng tiền mà trước kia bạn có thể mua được 1 ổ bánh mì thì nay chỉ còn có thể đổi được một nửa ổ mà thôi.

- Do cầu kéo
Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.

Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó mà leo thang dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Ví dụ như thường ngày bạn đi mua thịt với giá khoảng 80 ngàn/ kg nhưng đến dịp cận Tết, nhu cầu sử dụng thịt để làm bánh chưng, chả lụa, xúc xích tăng cao làm cho giá cả tăng mạnh, kéo theo đó các mặt hàng khác như là thịt gà, thịt bò, các sản phẩm về thực phẩm cũng gia tăng đẩy lạm phát tăng

- Do chi phí đẩy
Lạm phát sinh ra do tăng về chi phí sản xuất dẫn đến sự tăng giá cả sản phẩm đầu ra (chi phí đẩy).

Chi phí đầu vào của doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, máy móc, thuế và khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng lên, dẫn đến sản phẩm cũng sẽ tăng lên và một phần chi phí tăng lên sẽ được chuyển sang người tiêu dùng dẫn đến mức giá chung của toàn thể tăng lên được gọi là lạm phát do chi phí đẩy.

Chẳng hạn, như chi phí đầu vào của sản phẩm bánh mì phụ thuộc vào giá cả bột mì và giá thịt. Nếu giá thịt tăng hoặc giá bột mì tăng sẽ làm gia tăng chi phí tạo nên một chiếc bánh mì mà sau đó giá bán của bánh mì sẽ tăng lên. Một ví dụ điển hình khác về nguyên nhân lạm phát do chi phí đẩy đó chính là giá xăng dầu. Giá xăng dầu là nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp nên ảnh hưởng khá nhiều giá bán đầu ra của các sản phẩm của các doanh nghiệp đó. Vì vậy, nó sẽ tác động nhiều đến lạm phát. Mỗi khi giá xăng tăng thì giá cả các loại hình taxi, cước vận tải gia tăng, rau củ quả, thực phẩm cũng tăng. Thậm chí giá nhà hay giá cho thuê nhà cũng sẽ tăng theo.

- Do cầu và cung thay đổi
Là sự thay đổi do nguồn cầu và cung, dẫn đến tình trạng độc quyền một loại mặt hàng nào đó, trong khi giá thành liên tục tăng. Lúc này, kể cả khi nguồn cầu có giảm thì giá của mặt hàng đó cũng không giảm.

- Do xuất khẩu
Là hiện tượng lạm phát do tổng cung và tổng cầu có sự mất cân bằng. Tổng cầu từ trong nước lẫn nước ngoài khiến tổng cung không đạt đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi đó, giá cả của các sản phẩm bị thiếu hụt sẽ tăng lên.

-Do nhập khẩu
Khi hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế hoặc do giá cả sẽ khiến giá bán ra trong nước cũng tăng theo. Nếu mức giá chung bị giá cả của hàng hóa nhập khẩu tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.